Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Doanh nghiệp triển khai quỹ hỗ trợ tài xế công nghệ, nếu mắc Covid-19 hoặc phải cách ly vẫn nhận 50% thu nhập

Theo thông báo mới nhất được Bộ Y tế cập nhật lúc 7h sáng 31/3, Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog trên toàn thế giới hiện ghi nhận 784.005 người mắc Covid-19, 37.778 người trong số đó đã tử vong vì đại dịch này. Tại Việt Nam hiện cũng đã ghi nhận 204 ca bệnh, trong đó có 55 người đã được điều trị khỏi. Cho tới hiện tại, dịch bệnh vẫn còn những diễn biến hết sức khó lường và phức tạp, kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt đời sống, mọi thành phần xã hội, mọi ngành nghề.  

Doanh nghiệp triển khai quỹ hỗ trợ tài xế công nghệ, nếu mắc Covid-19 hoặc phải cách ly vẫn nhận 50% thu nhập - Ảnh 1.

Nhằm góp phần cùng cả nước chung tay trong "cuộc chiến Covid-19", BAEMIN - ứng dụng giao đồ ăn nhanh vừa triển khai một chương trình dành cho các đối tác tài xế của hãng, hỗ trợ đối tác tài xế vượt qua những khó khăn mùa dịch.

Cụ thể, chương trình của BAEMIN có tên "Hỗ trợ Giảm nhẹ hậu quả Covid-19" với quỹ hỗ trợ lên tới hơn 1 tỷ đồng. Theo quy định của chương trình này, các đối tác tài xế sẽ được hãng hỗ trợ 50% thu nhập trong 14 ngày gần nhất (tối đa 2.000.000 VND) nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

- Có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 (mắc Covid-19).

- Có tên trong danh sách được yêu cầu cách ly tập trung hoặc yêu cầu tự cách ly theo quyết định của Cơ quan Y tế/ Ủy ban Nhân dân các cấp do ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19.

Động thái này của BAEMIN thể hiện nỗ lực của hãng trong việc chung tay với các đối tác tài xế nói riêng, cũng như cả nước trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. 

Chuyên gia lý giải vì sao người dân phương Tây khó chấp hành lệnh phong tỏa

Bài học từ nước Ý

Khi số ca nhiễm tiếp tục Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog lan rộng ở Ý, toàn bộ đất nước đã bị phong tỏa vào ngày 9/3, với quy định những người vi phạm sẽ bị phạt với mức 232 USD và 6 tháng tù giam.

Nhưng hàng trăm ngàn người Ý kể từ đó đã bị cảnh sát bắt giữ vì đã vi phạm lệnh cấm. Sau đó, quân đội đã được điều động để hỗ trợ thực thi các quy định khi số ca tử vong tăng vọt và các bệnh viện oằn mình dưới sự quá tải. Thời điểm Ý tuyên bố hơn 1.400 người chết trong khoảng thời gian 2 ngày, chính quyền đã buộc phải ban hành những hạn chế nghiêm ngặt hơn nữa đối với người dân và doanh nghiệp.

Trong khi châu Âu đã trở thành tâm dịch thay thế Trung Quốc, nhiều nước phương Tây dường như không học được từ ví dụ của Ý.

Tại London, mọi người vẫn đổ xô đến các công viên để đắm mình trong một ngày cuối tuần đầy nắng bất chấp lời khuyên của chính phủ. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đẩy mạnh các biện pháp và quyết định phong tỏa cả nước.

Theo đó, mọi người sẽ chỉ được phép rời khỏi nhà để thực hiện các việc như mua sắm các nhu yếu phẩm cơ bản, tập thể dục, dịch vụ y tế hoặc những việc thực sự cần thiết. Các cuộc tụ tập công cộng sẽ bị phạt tiền.

Bộ trưởng Y tế Vương quốc Anh Matt Hancock trước đó nói rằng những công dân không thực hành các biện pháp cách ly xã hội là "rất ích kỷ", trong khi Thống đốc New York Andrew Cuomo mô tả mọi người tụ tập trong công viên là một "sai lầm", "kiêu ngạo" và "vô cảm".

Nguyên nhân người dân bất cấp lệnh cấm

Nhưng Nick Chater, giáo sư bộ môn Khoa học hành vi tại Trường kinh doanh Warwick, nói với CNN rằng các nhà lãnh đạo phương Tây đã "rất lẫn lộn trong thông điệp của họ" khi họ dần yêu cầu đóng cửa các quán bar, nhà hàng, nhà hát và trường học trong nhưng chỉ kêu gọi công chúng lắng nghe lời khuyên để giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

"Khi mọi người nhận được lời khuyên khá nhẹ nhàng để làm một cái gì đó, tôi không nghĩ họ xem điều là cần thiết phải làm điều đó bằng mọi cách. Vì vậy, chúng ta không nói chúng tôi khuyên bạn nên dừng đèn đỏ, chúng tôi khuyên bạn bạn lái xe ở bên này đường... Chúng ta chỉ nói rằng bạn phải làm việc này. Nếu không, bạn đang vi phạm luật", ông nói thêm.

Các chính phủ phương Tây đã miễn cưỡng thực hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Trong khi đó, Trung Quốc đã nhanh chóng áp dụng biện pháp này chỉ sau khi dịch Covid-19 bùng nổ.

Vào cuối tuần, đám đông vẫn đổ xuống bãi biển California, trên những con đường mòn đi bộ hay ở công viên, bất chấp quy định tránh tiếp xúc gần với người khác của tiểu bang. Bãi biển Bondi nổi tiếng của Úc cũng chật cứng hàng nghìn người, cho đến khi chính quyền bang đóng cửa bãi biển.

Những người phẫn nộ trên mạng truyền thông xã hội đã chia sẻ hình ảnh của các đường phố và điểm du lịch đông người, và gọi những người phớt lờ các quy tắc là "Covidiots" (ghép từ Covid và idiots - những kẻ ngốc).

Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom đã nói với những người trẻ tuổi ở các bãi biển: "Đừng ích kỷ" trong khi Thủ tướng Úc Scott Morrison chỉ trích thái độ "coi thường" các quy tắc cách ly xã hội.

Nhưng ông Chater cho rằng những phát ngôn này không đủ. "Có một sự thất bại lớn về truyền thông", ông nói. "Nhìn vào Trung Quốc và Hàn Quốc, chúng tôi có thể thấy những chiến lược thực sự có hiệu quả: ở Trung Quốc, vấn đề chính là phong tỏa rất nghiêm ngặt, có thể là nghiêm ngặt hơn mức cần thiết. Nhưng chúng tôi biết rằng việc phong tỏa chặt chẽ sẽ có hiệu quả. Còn ở Hàn Quốc, mọi người vẫn được tự do di chuyển, nhưng quốc gia này đã tiến hành xét nghiệm trên quy lớn trong một thời gian ngắn. Có lẽ chúng ta cần phải kết hợp các chiến lược đó", ông nói thêm.

Mặc dù những quy định nghiêm ngặt ở Trung Quốc đã khiến một số cư dân không thể rời khỏi nhà trong hơn một tháng và khiến nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng nhưng nhờ vậy, Trung Quốc đã có nhiều ngày không ghi nhận các ca nhiễm mới trong nước, hầu hết các ca mới phát hiện đều từ nước ngoài trở về.

Cách ly xã hội cũng là biện pháp hiệu quả nhất để giữ tỷ lệ lây nhiễm ở Hồng Kông ở mức thấp, mặc dù các ca nhiễm có dấu hiệu tăng trở lại.

Một số nước châu Âu hiện đang có nhiều hành động để làm chậm sự lây lan của virus. Ở Pháp, hàng ngàn khoản phạt tiền đã được ban hành cho những người vi phạm, trong khi nhiều công viên và bãi biển đang bắt đầu đóng cửa.

Nhưng nếu các nhà lãnh đạo nếu muốn mọi người thực hiện, phải biến các quy định này thành bắt buộc, trước khi quá muộn, ông Chatter nhấn mạnh.

Chiến sự Syria: Tuyệt vọng phá nhà tù, xông lên tấn công, IS tổn thất đắng cay

Theo AMN, các tù nhân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã tìm mọi cách thoát khỏi nhà tù Ghuweiran, Syria đêm qua một lần nữa nhưng tiếp tục bị Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) bắt giữ tại tỉnh Al-Hasakah.

Theo báo cáo, SDF đã nhanh chóng khôi phục trật tự sau khi các tù nhân Nhà nước Hồi giáo cố gắng thoát ra khỏi nhà tù Ghuweiran.

Các tù nhân ISIS ra sức trốn thoát khỏi nhà tù nhưng chúng không thể đi xa được Al-Hasakah. Một số kẻ khủng bố được tìm thấy tại các tòa nhà đang xây dựng dở, một số trốn trong các khu công nghiệp gần đó.

Một nguồn tin cho biết một số kẻ khủng bố IS đã chiếm được vũ khí hạng nhẹ khi thoát khỏi nhà tù và giúp chúng thuận lợi trong việc vượt ngục tuy nhiên thành công của chúng chỉ là tạm thời. Không lâu sau khi vượt ngục, chúng lại bị bắt và bị trừng phạt cay đắng.

Nhà tù trung tâm Ghuweiran có khoảng 5.000 tù nhân IS từ 54 quốc gia; đây là trung tâm giam giữ lớn nhất của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.

Chiến sự Syria: Tuyệt vọng phá nhà tù, xông lên tấn công, IS tổn thất đắng cay - Ảnh 2.

Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thành lập lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp

Ngày 29/3, hãng tin Baladi News ủng hộ thánh chiến cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang lên kế hoạch thành lập một lực lượng hỗn hợp với các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Greater Idlib của Syria.

Baladi News dẫn các nguồn tin thông thạo về nội bộ Ankara cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thành lập 5 lữ đoàn biệt kích, trong đó có 3 lữ đoàn với nhóm Hồi giáo cực đoan Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NFL), và 2 với nhóm Hồi giáo cực đoan Quân đội Quốc gia Syria (SNA).

Các lữ đoàn này sẽ nằm dưới quyền chỉ huy chung của các sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ và các chỉ huy chiến trường Syria, vốn được phương Tây huấn luyện trong thời gian chiến tranh ở Syria.

Mỗi lữ đoàn biệt kích sẽ có trong biên chế 1.500 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và 1.500 tay súng Hồi giáo cực đoan Syria. Lực lượng mới được cho là sẽ mang tên là Lực lượng biệt kích đặc biệt (SCF). Tiến trình huấn luyện đào tạo được tổ chức tại các căn cứ quân sự bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong lực lượng này sẽ có khoảng 9.000 tay súng Syria, và sẽ được giao nhiệm vụ chiến đấu nếu lệnh ngừng bắn Nga -Thổ Nhĩ Kỳ bị vô hiệu hóa.

Sự hình thành của một lực lượng biệt kích đặc biệt ở quy mô này sẽ là một vấn đề rất lớn, nếu xét đến những liên kết đặc biệt giữa các nhóm khủng bố Hay’at Tahrir al-Sham (HTS, Al-Qaeda Syria), các nhóm theo tư tưởng al-Qaeda khác với SNA và NFL ở Greater Idlib. Dễ dàng thấy được, những Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog tay súng được huấn luyện này sẽ là lực lượng bổ sung cho các nhóm thánh chiến để tấn công quân đội Syria.

Và như vậy, khi thỏa thuận ngừng bắn bị vô hiệu hóa, lực lượng biệt kích đặc nhiệm này sẽ phối hợp cùng với thánh chiến và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc tấn công mở rộng vùng kiểm soát trên lãnh thổ Syria.

Nếu điều này thành hiện thực, Ankara đã không cần giấu giếm ý đồ của mình là chiếm đóng một phần lãnh thổ của Syria, tương tự như Israel với cao nguyên Golan.

'Cách ly toàn xã hội' thì shipper, tài xế công nghệ hoạt động như thế nào?

Liên quan đến chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc cách ly xã hội toàn quốc, nhiều người thắc mắc liệu hoạt động di chuyển, vận chuyển hàng hoá của các tài xế công nghệ có bị ảnh hưởng?

Về vấn đề này, trao đổi nhanh với chúng tôi, một số Công ty cung cấp ứng dụng công nghệ di chuyển có tiếng như Grab cho biết "vẫn đang chờ hướng dẫn chi tiết từ cơ quan chức năng".

Tuy nhiên trong khi chờ đợi những thông báo cụ thể, tạm thời dịch vụ giao hàng, shipper hay tài xế chở khách vẫn hoạt động bình thường theo quy định. Bên cạnh đó vẫn tuân thủ đúng yêu cầu, chủ trương về phòng chống dịch Covid-19 trong quá trình hoạt động.

Theo Grab, khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, đơn vị này đã thông báo đến đối tác nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn của cơ quan y tế, ngoài ra cũng đang triển khai nhiều chương trình, sáng kiến nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người dùng, đối tác, cũng như chung tay cùng Chính phủ phòng chống dịch.

"Các dịch vụ của Grab hiện vẫn đang hoạt động bình thường. Grab đang tích cực làm việc cùng các cơ quan chức năng để có các hướng dẫn cụ thể trên tinh thần tuân thủ chặt chẽ các khuyến nghị từ cơ quan chức năng", đại diện Grab nói.

Cũng như Grab, ứng dụng công nghệ đặt xe be (be Group) cho biết vẫn sẽ hoạt động bình thường trước khi có thông tin cụ thể từ cơ quan chức năng.

Cách ly toàn xã hội thì shipper, tài xế công nghệ hoạt động như thế nào? - Ảnh 1.

Grab tạm thời vẫn hoạt động bình thường.

Theo đại diện truyền thông của be, các tài xế vẫn ra đường đón khách và tuân thủ đúng các quy định về phòng chống dịch Covid-19 như khách phải khai báo y tế trước khi lên xe, tài xế và khách bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đi xe.

"Chúng tôi vẫn tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo của cơ quan chức năng trong việc hoạt động" , Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog đại diện be nói.

Bên cạnh tài xế xe ôm, ô tô công nghệ thì tài xế shipper của các ứng dụng đặt đồ ăn nhanh cũng chưa có thông báo cụ thể về việc ngừng vận chuyển hay không. Trước mắt các tài xế của ứng dụng này vẫn hoạt động bình thường.

Cách ly toàn xã hội thì shipper, tài xế công nghệ hoạt động như thế nào? - Ảnh 2.

Đại diện ứng dụng giao đồ ăn nhanh BAEMIN cho biết, từ lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các shipper luôn được yêu cầu mang đầy đủ trang thiết bị bảo hộ được cung cấp bởi doanh nghiệp này, bao gồm khẩu trang, nước rửa tay...

BAEMIN cũng tích cực hướng dẫn shipper đảm bảo khoảng cách an toàn 2 mét với khách hàng khi giao hàng.

Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay

Cố diễn viên Mai Phương đã về với đất mẹ sáng ngày 30/03, để lại trong lòng người thân, bạn bè, các nghệ sĩ sự tiếc thương, đau xót. Khi còn sống, Mai Phương lúc nào cũng mang đến sự lạc quan, vui vẻ cùng nụ cười hiện rõ trên môi. Kể cả khi bệnh tật kéo Mai Phương ngã quỵ, cô vẫn giữ được tinh thần ấy.

Mai Phương mạnh mẽ, bởi bên cạnh cô có con gái nhỏ chỉ chưa đầy 7 tuổi, cô có những người bạn lúc nào cũng yêu thương, cô có chị Ốc Thanh Vân, có người bạn MC Bảo Như. Họ đã sát cánh cùng Mai Phương từ khi cô còn khỏe mạnh, lúc đau đớn vì bệnh tật và lo hậu sự cho cố diễn viên thật tươm tất đến lúc cô nhắm mắt xuôi tay.

Tình bạn của cố diễn viên Mai Phương và nghệ sĩ Ốc Thanh Vân ai ai cũng tỏ

Còn nhớ, khi Mai Phương phát bệnh, Ốc Thanh Vân là một trong số nghệ sĩ xuất hiện đầu tiên, ở bên cạnh, lo toan, kêu gọi quyên góp để nữ diễn viên có thể yên tâm vượt qua giai đoạn khó khăn cuộc đời. Ốc Thanh Vân cũng khẳng định sẽ lo lắng cho Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog con gái của Mai Phương, nữ diễn viên chỉ cần giữ tinh thần thật mạnh mẽ, phải sống kiên cường không chỉ vì bản thân, vì con cái mà còn là vì rất nhiều người vẫn luôn yêu quý và sẵn sàng đồng hành cùng Mai Phương, dù cho đoạn đường phía trước chắc chắn còn rất nhiều khó khăn.

Cũng trong suốt khoảng thời gian Mai Phương chạy chữa bệnh tật, Ốc Thanh Vân là người luôn đồng hành. Tình bạn có nhau lúc vui đã khó kiếm, bên nhau lúc hoạn nạn thế này quả là mò kim đáy bể.

Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - Ảnh 1.

Đến khi Mai Phương đi, Ốc Thanh Vân cũng lại chạy đến, cô đau đến không thở được: "Sát bên Mai Phương những ngày cuối cùng nhưng mình không chia sẻ gì vì Phương không muốn. Và vì khá nhiều điều nội bộ rối ren không thể nói hết được. Rối lắm. Đau xót lắm. Mới hôm qua còn ở bên em. Giờ Ốc đang chạy lên với em, đường xa. Dù biết trước nhưng vẫn cảm thấy không thở được" . Rồi những ngày sau đó, bên linh cữu Mai Phương, Ốc Thanh Vân vẫn túc trực, lo hậu sự tươm tất.

Trên trang cá nhân, Ốc Thanh Vân nhớ về chuyến đi Bhutan hồi tháng 4/2019, nhớ cả nụ cười và những giọt nước mắt của cố diễn viên Mai Phương khi đến được miền đất hạnh phúc. " Nhìn em nằm đó mà tự nhiên nghĩ: ừ, thôi vậy đi. Em được ngủ rồi. Bao nhiêu ngày rồi có được ngủ đâu. Thức trắng cả ngày lẫn đêm, cứ ngồi rồi gục cái đầu xuống. Tư thế đó làm em đỡ đau vì những điểm di căn hành hạ thân thể tan nát. Em tỉnh táo gần như đến lúc cuối cùng. Không nói được nhưng chị đến là biết, mắt nhướn lên nhìn, miệng nói khẩu hình "Ốc, Ốc", cấu cấu cái tay chị, cấu mạnh lắm. Muốn nói nhưng chỉ được vậy thôi. Bao nhiêu đau đớn, khổ ải. Bao nhiêu cùng cực, vật vã. Giờ thì ngủ thôi em ạ. Không phải nhọc hết sức mà dậy nữa. Chị đã thương em thì sẽ mãi thương em. Em tôi, Mai Phương" - Ốc Thanh Vân thắt lòng chia sẻ.

Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - Ảnh 3.

Và còn một người bạn nữa, vẫn luôn ở bên cạnh cố diễn Mai Phương - MC Bảo Như

Bảo Như và Mai Phương cùng hát chung trong chương trình "Bước chân hai thế hệ" cách đây 10 năm. Chính những người trong cuộc cũng không nghĩ là có thể thân thiết và bên nhau bền bỉ đến cả một thập kỷ. Hai nghệ sĩ còn xưng hô với nhau là vợ chồng, Mai Phương là vợ còn Bảo Như là chồng. Nữ MC chứng kiến từng cột mốc trong cuộc đời Mai Phương, cả khi cố diễn viên sinh con đến lúc oằn mình trong những cơn đau của căn bệnh ung thư quái ác.

Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - Ảnh 4.

Cố diễn viên Mai Phương từng viết những dòng thư đầy cảm xúc cho người bạn của mình: "Bạn tôi sôi nổi, nhiệt tình lắm nên chịu khó nói chuyện, chia sẻ, còn tôi thì khó nói chuyện và chia sẻ hơn. Dần dà 2 đứa nói chuyện nhiều hơn, tôi cũng chịu khó chia sẻ nhiều hơn. Đi khám, nhập viện, điều trị lúc nào cũng có mặt Như trước tiên, chở tôi đi, đợi tôi. Sắp xếp công việc, xin phép chồng con, thậm chí bỏ show, xém mất việc tại công ty dầu khí để trông chừng, tiếp khách, giữ tiền, lo chi phí các loại cho tôi trong bệnh viện, lí do là đi rồi gửi gắm tôi cho ai, Như cũng không yên tâm" .

Mai Phương còn viết: " Vợ cảm ơn chồng nhiều lắm, nói bao nhiêu cũng không đủ lời để cảm ơn chồng. Mọi sự lo lắng và vất vả của chồng, vợ đều biết. Có đôi lúc vợ giận vì cái gì chồng cũng phải rõ ràng nhưng yêu lắm. Cũng phải xin lỗi vì những điều chồng hy sinh cho vợ mà mọi người không biết đến. Bên cạnh chị Ốc Thanh Vân, chồng là người ngoài gia đình mà thật sự thương vợ. Người mà vợ luôn mang nợ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng là chồng" .

Trong đám tang cố diễn viên Mai Phương, vẫn luôn thấy MC Bảo Như tất bật đón khách, to tươm tất hậu sự. Mai Phương đi rồi, nhưng người ta sẽ nhớ mãi về một nữ diễn viên có thật nhiều: có cô con gái nhỏ đáng yêu, có nụ cười thật đẹp và có cả những người bạn tốt.

Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - Ảnh 5.
Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - Ảnh 6.

Bộ đội chắt chiu từng giọt nước khi bám đường biên chống dịch

Chốt kiểm soát phòng chống Covid-19 ở mốc 170 (3) được lập ngày 30/1, trên gò đất phẳng phía đông huyện Mường Khương, cách biên giới ở ngã ba sông Xanh - sông Chảy chừng một km.

Đứng ở mái lán nhỏ lợp bằng cỏ tranh, Lù A Vinh và đồng đội có thể nhìn rõ phía dưới, nơi bên trái là nhà máy thuỷ điện của Trung Quốc, bên kia sông là chốt của đồn Biên phòng Simacai (tỉnh Lào Cai). Nhiệm vụ của các anh là chốt chặn, kiểm soát người qua lại biên giới trái phép để ngăn dịch bệnh lây lan.

Bộ đội Biên phòng chốt 170 (3) quan sát dọc biên giới, phía dưới là ngã ba sông Xanh - sông Chảy, nơi có nhà máy thuỷ điện của Trung Quốc (ngôi nhà to) và bên kia sông là chốt chặn của đồn Biên phòng Simacai.

Bộ Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog đội Biên phòng chốt 170 (3) quan sát dọc biên giới, phía dưới là ngã ba sông Xanh - sông Chảy, nơi có nhà máy thuỷ điện của Trung Quốc (ngôi nhà to) và bên kia sông là chốt chặn của đồn Biên phòng Simacai. Ảnh: Gia Khâu

Xách chiếc ấm đun nước khói bám đen, Vinh mở nắp, đổ đầy nước, đặt lên bếp kê tạm bằng đá và ba thanh sắt. Mỗi ấm khoảng 3 lít, đủ cho bốn người uống trong một ngày. "Riêng nước uống, nước nấu cơm, canh cũng đã hơn 10 lít, nên lượng nước 10 lít còn lại phải dùng rất tiết kiệm mới đủ cho hai ngày", anh nói.

Vinh rửa rau trong chậu nước màu vàng đục. Đây là nước được những người lính lấy dưới sông lên để rửa rau, rửa bát..., khi nào sạch mới tráng lại bằng nước mang từ đồn. "Nước sông ô nhiễm lắm, nhưng quanh chốt vài cây số không có nổi một khe nước nhỏ nên bắt buộc phải dùng thôi", Vinh cho hay.

Bữa cơm chiều biên giới đạm bạc và nhanh chóng kết thúc dưới ráng chiều vàng vọt. Dọn dẹp xong, cả bốn người đi tuần dọc bờ sông đến 23h về lán, tiếp tục thay nhau gác đến sáng. Cả ngày tuần tra rồi vào bếp nấu cơm, lớp mồ hôi này chưa kịp khô thì lớp khác đã túa ra khiến chiếc áo Vinh mặc khô cong. Anh chỉ dám lấy chút nước làm ướt khăn, lau mặt rồi lau qua người, ngả lưng xuống tấm ván kê trong lán chợp mắt, chờ đến ca gác.

"Điều kiện sinh hoạt khó khăn, để đảm bảo sức khoẻ cho bộ đội, cứ hai ngày một lần, chúng tôi lại thay ca, để những người trực được về đồn tắm giặt, nghỉ ngơi, khi quay lại thì mang theo nước ra chốt", đại úy Tẩn Sành Nhàn, Chính trị viên phó, người được giao phụ trách chốt 170 (3) cho hay.

Đại uý Lù A Vinh luộc rau, chuẩn bị bữa cơm cho đồng đội đang gác. Ảnh: Gia Khâu

Đại uý Lù A Vinh luộc rau, chuẩn bị bữa cơm cho đồng đội đang gác. Ảnh: Gia Khâu

Cách đó vài km, cán bộ, chiến sĩ ở chốt 168 (2) cũng sống trong cảnh thiếu nước sạch trầm trọng. Dù quãng đường từ đồn đến chốt gần hơn so với 170 (3), nhưng nước sạch không thể đưa từ đồn vào do đường đi quá khó khăn. Một bên là núi cao, một bên vực sâu, đoạn đường 8 km đã bị mưa lớn xói mòn trơ đá với nhiều khúc cua tay áo, chỉ những người giàu kinh nghiệm mới có thể lái xe qua.

Để có nước nấu ăn, từ ngày đầu lập chốt, bộ đội chia nhau đi tìm mạch nguồn, khe suối. May mắn là cách chốt vài cây số có một mạch nước nhỏ, người dân dùng dây dẫn về chân ruộng để làm nương. Hàng ngày, những lúc rảnh rỗi, bộ đội lại xách can nhựa đi hứng nước.

"Nước ở đây bị nhiễm đá vôi nên sau khi lấy về chúng tôi phải lắng nhiều lần mới dùng được. Chắc là vẫn chưa sạch vì ấm nhôm đun nước sau vài hôm đã bị một lớp bột trắng bám đáy. Đời lính ăn núi ngủ rừng, anh em chấp nhận thôi", thiếu tá Lê Văn Khương nói.

Cũng như đồng đội chốt trên, anh Khương không có nước tắm dù chốt ở cạnh sông do nước nhuốm màu xanh ô nhiễm. Mái lán giữa thung lũng cũng khô khốc khi hàng ngày hứng những đợt gió nóng hanh hao.

Thiếu tá Đinh Công Vỹ và Tống Hồng Vân ở chốt 168 (2) vác nước hứng từ khe suối nhỏ về lán nấu ăn và sinh hoạt. Ảnh: Hoàng Thuỳ

Thiếu tá Đinh Công Vỹ và Tống Hồng Vân ở chốt 168 (2) vác nước hứng từ khe suối nhỏ về lán nấu ăn và sinh hoạt. Ảnh: Hoàng Thuỳ

Trung tá Đinh Văn Lào, Chính trị viên đồn Biên phòng Tả Gia khâu cho hay, khu vực đồn đóng quân được ví là "Trường Sa cạn" vì điều kiện khí hậu khắc nghiệt, ít mưa, thiếu nước. Thổ nhưỡng ở đây chỉ toàn đá xít nghèo chất dinh dưỡng và không giữ nước, mỗi khi mưa xuống nước lại trôi tuột đi. Cả vùng chỉ có một nguồn nước duy nhất từ khe đá trên núi Phìn Chư, cách đơn vị hơn 5 km.

Theo anh Lào, năm ngoái vẫn còn cảnh ban ngày bà con đi lấy nước để sản xuất và sinh hoạt, chiều tối mới đến lượt bộ đội nên Đồn có hẳn "đội săn nước đêm". Để những người lính và nhân dân ở Tả Gia Khâu bớt khổ, gần đây Bộ Quốc phòng đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng dẫn nước về đồn, người dân trong vùng có thể đến lấy về sử dụng. Tuy vậy, các chốt phòng chống Covid-19 hiện nay đều đóng cách xa đồn, đường xá đi lại khó khăn.

Đại tá Kiều Phi Hùng, phó chỉ huy, tham mưu trưởng Biên phòng Lào Cai nghẹn lời khi nhắc đến những đồng đội đang làm nhiệm vụ chốt chặn ở biên giới. "Thời tiết khắc nghiệt, nước thiếu đến nỗi cây cối còn không sống được, người dân bỏ đi nơi khác sống, nhưng bộ đội vẫn ở đó, vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà không một lời than thở", anh nói.

Bộ đội Biên phòng Tả Gia Khâu, Lào Cai canh biên giới
 
 
Bộ đội Biên phòng Tả Gia Khâu, Lào Cai canh biên giới

Bộ đội biên phòng Lao Cai tuần tra đường biên trong mùa dịch. Video: Đức Nguyễn

Vừa qua biên phòng Lào Cai lập 41 chốt kiểm soát dịch bệnh, đặt tại các đường mòn, lối mở dọc biên giới trải dài hơn 182 km.

Hàng ngày, các tổ công tác gồm bộ đội biên phòng, dân quân, tự vệ địa phương... đi tuần tra, kiểm soát liên tục để ngăn chặn người xuất, nhập cảnh trái phép, không để dịch bệnh xâm nhập vào nội địa.

TS Vũ Đình Ánh: Cần vận hành kinh tế an toàn thay vì đóng băng

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh trao đổi với VnExpress về các phương thức hỗ trợ doanh nghiệp khi Covid-19 đang bùng phát.

- Chính phủ đã ban hành gói tín dụng 285.000 tỷ và đang xem xét gói tài khoá giãn thuế hơn 80.200 tỷ nhằm giảm áp lực tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp. Ông Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog đánh giá như thế nào về tác động của các giải pháp này?

- Các giải pháp tài khoá như giãn, hoãn, giảm thuế sẽ giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Hiện tại, theo tôi đó là một phương án hợp lý.

Trong khi đó, gói tín dụng 285.000 tỷ đồng với lãi suất thấp có thể không tác động nhiều tới các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp. Doanh nghiệp hiện không có nhu cầu vay mới do sản xuất - kinh doanh đã suy giảm đáng kể. Điều họ lo ngại nhất là nghĩa vụ tài chính khi các khoản vay đến hạn, nhất là vay ngân hàng. Lúc này, họ cần được giãn, hoãn các nghĩa vụ tài chính liên quan đến trả nợ gốc, lãi vay đối với các khoản nợ cũ, chứ không phải giảm lãi suất cho hợp đồng tín dụng mới.

Giải pháp cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động có thể nên điều chỉnh lại, bởi chưa biết dịch bệnh bao lâu mới kết thúc. Nếu doanh nghiệp không thể hồi phục, người lao động cũng không còn cơ hội trở lại doanh nghiệp làm việc.

Về đề xuất gói an sinh xã hội Chính phủ mới đề cập để hỗ trợ người nghèo, người mất việc, theo tôi là phù hợp và cũng không lo ngại lạm phát khi lượng tiền này được đưa vào lưu thông.

Với mặt hàng lương thực, thực phẩm, hiện Chính phủ làm tốt việc cân đối cung – cầu. Tình trạng làm giá, đầu cơ chưa xảy ra, tâm lý người tiêu dùng khá ổn định kể từ khi dịch bùng phát. Tháng 3 vừa qua, giá lương thực có tăng, nhưng giá thực phẩm lại giảm một chút.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh. Ảnh: Trọng Hiếu.

- Trong điều kiện ngân sách có hạn, theo ông, Chính phủ nên có những giải pháp ưu tiên gì để hỗ trợ doanh nghiệp?

- Theo tôi, lý tưởng nhất là chúng ta có thể có phương án vận hành nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh. Nhà máy, phân xưởng vẫn hoạt động sản xuất, nên không thể dừng hoạt động kinh doanh. Vì dừng kinh doanh thì hàng hoá sản xuất ra sẽ bán cho ai? Tuy nhiên, tôi hiểu điều này rất khó trong bối cảnh ưu tiên chống dịch hiện nay.

Giai đoạn đầu diễn ra Covid-19, doanh nghiệp bị gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Gần đây, khi dịch bệnh tại Trung Quốc dần được kiểm soát, nguồn cung có thể được nối lại, doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với bài toán thiếu thị trường tiêu thụ do dịch lan rộng ra nhiều quốc gia, dẫn tới tình trạng cách ly, kiểm soát chặt chẽ ở các cửa khẩu hải quan.

Vậy nên, cần tìm nguồn cung thay thế, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thông qua gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, tăng cường các ngành công nghiệp hỗ trợ. Nếu có gói hỗ trợ cho vay, nên dành cho đối tượng này. Từ đó, họ sẽ có thêm cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, tiến tới giảm dần sự phụ thuộc với thị trường cung cấp nguyên vật liệu nước ngoài.

Tiếp đến, nên quan tâm tới đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Khi dịch đã lan tới nhiều quốc gia, mục tiêu kích thích xuất khẩu cực kỳ khó khăn, doanh nghiệp cũng phải chịu một khoản phí tổn lớn. Những chính sách lúc này cần tập trung phát triển thị trường nội địa. Việc này vừa giúp doanh nghiệp Việt Nam giải bài toán thị trường trong ngắn hạn, vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Cuối cùng, cần giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Khi doanh thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh không phát sinh, dòng tiền của doanh nghiệp gặp khó khăn, giải pháp đơn giản nhất là giảm các nghĩa vụ của họ với nhà nước và bạn hàng.

Những giải pháp này sẽ duy trì sức cầu của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm đầu ra cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Các cửa hàng trên phố Đào Duy Từ (Hà Nội) đóng cửa theo yêu cầu để tránh lây lan trong mùa dịch. Ảnh: Giang Huy.

Các cửa hàng trên phố Đào Duy Từ (Hà Nội) đóng cửa theo yêu cầu để tránh lây lan trong mùa dịch. Ảnh: Giang Huy.

- Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần làm sao để đảm bảo hạn chế sự phá sản hàng loạt?

- Đặc điểm nổi bật của đối tượng này là tính linh hoạt cao, có thể nhanh chóng chuyển đổi phương thức hoạt động. Hiện, không ít cơ sở giáo dục tổ chức học nhóm bằng Skype, Zalo, livestream trên fanpage. Nhiều tiệm cà phê, nhà hàng đã tiếp thị, bán hàng qua trang thương mại điện tử, facebook, sử dụng dịch vụ vận chuyển. Vậy nên, Chính phủ và các địa phương cần định hướng sản xuất - kinh doanh cho họ.

Song vấn đề nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt rất đa dạng, thay vì áp dụng chính sách chung cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp, nên có những chính sách khác biệt cho từng nhóm.

Những doanh nghiệp cần nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động, ngân hàng có thể hỗ trợ họ bằng tín dụng với lãi suất thấp. Với doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm hướng đi mới, các địa phương, Bộ, ngành có thể cung cấp thông tin mang tính chất tư vấn. Nếu doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn về lực lượng lao động, cần kích hoạt thị trường này. Trường hợp doanh nghiệp không thể hoạt động liên tục, nên tạo điều kiện cho họ dừng kinh doanh hoặc giải thể.

Tôi chỉ lưu ý là cần hết sức tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng tới hạn vẫn không trả được nợ, buộc phải phá sản. Các phương án giãn, hoãn, giảm thuế, tiền thuê đất sẽ giúp Chính phủ giải quyết điều này.

- Ngoài gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng, phần lớn các phương án hỗ trợ nền kinh tế vẫn nằm trên giấy do phải trải qua quy trình thông qua về pháp luật phức tạp theo quy định. Ông có đề xuất gì để các chính sách hỗ trợ sớm được ban hành và phát huy hiệu quả?

- Hiện quy định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của từng tổ chức khá phức tạp nhưng không đến mức cản trở một quyết định, đề xuất nào. Với những vấn đề cấp bách, vượt quá quyền hạn của Chính phủ, vẫn có thể trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định, không cần đợi đến kỳ họp Quốc hội hàng năm.

Theo tôi, điều quan trọng nhất là phải có đề án và lựa chọn định hướng rõ ràng, theo hệ thống, có những chi tiết cụ thể để đảm bảo tính khả thi. Không nên để diễn ra tình trạng hôm nay nghĩ ra cái này, ngày mai nghĩ ra cái khác đều trình Quốc hội cho ý kiến. Cách làm việc như vậy là không đồng bộ, thậm chí các đề xuất dễ xung đột nhau.

- Bên cạnh hình thức hỗ trợ trực tiếp tài chính, theo ông nên chuyển đổi công việc cho nhóm lao động bị mất việc làm ra sao?

- Việc này nên để thị trường giải quyết. Nhà nước chỉ cần hướng nguồn lực của nền kinh tế phát triển vào đâu, dòng chảy lao động sẽ dịch chuyển tới đó.

Dịch bệnh là yếu tố xuất hiện nhất thời, nhưng chúng ta không biết nó kéo dài bao lâu. Còn bài toán đào tạo, chuyển dịch, chuyển đổi công việc mang tính dài hạn. Vậy nên, nhà nước không thể can thiệp, phải để cho thị trường tự vận động. Khi các hoạt động sản xuất - kinh doanh chuyển động theo hướng vừa phải duy trì hoạt động, vừa phải đảm bảo an toàn thì thị trường lao động sẽ tự chuyển dịch theo.

Hoàng Thắng

Virus không phải "thế lực siêu nhiên": Tại sao phát triển vaccine chống COVID-19 lại khó đến vậy?

Đại dịch do virus corona gây ra dường như là một cơn ác mộng. Đây là kẻ thù vô hình khiến hàng nghìn người thiệt mạng và nhiều quốc gia buộc phải phong tỏa, biến những thành phố hoa lệ thành thành phố ma. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng virus không phải là một thế lực siêu nhiên. Virus vẫn là một sinh vật sống nhờ vào cách kí sinh vào tế bào sinh vật khác, nó có những tính chất vật lý hữu hình - đồng nghĩa với việc virus có thể bị "bắt" và tiêu diệt.

Virus không phải thế lực siêu nhiên: Tại sao phát triển vaccine chống COVID-19 lại khó đến vậy? - Ảnh 1.

Ảnh: The Hill

Câu hỏi ở đây là làm thế nào? Virus gây ra COVID-19 không phải hoàn toàn mới mà có liên quan tới virus SARS. Mặc dù tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng vaccine sẽ được hoàn thiện vào tháng 11, nhưng có khả năng sẽ mất thêm nhiều thời gian trước khi con người có thể hoàn toàn khống chế virus corona.

Để tìm hiểu thêm về COVID-19 và vaccine phòng ngừa dịch, tờ Salon đã có cuộc đối thoại với Tiến sĩ William Haseltine, một nhà sinh học nổi tiếng vì các công trình nghiên cứu trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS, bệnh than, và là nhà khoa học có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực gen người. Dưới đây là nội dung chính trong cuộc đối thoại.

Tại sao phát triển vaccine lại khó như vậy?

Tiến sĩ Haseltine: Phát triển vaccine có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất khó. Với virus SARS, các nhà khoa học đã cố thử nghiệm vaccine trên động vật, bao gồm khỉ, nhưng không thành công. Vậy nên họ cố thử các cách khác, bao gồm sử dụng protein bề mặt của virus. Tuy vậy, việc đó cũng không ngăn được virus trong thời gian dài. Tới nay, vẫn chưa có vaccine hoàn chỉnh cho bất kì loại virus corona nào. Điều đó cho thấy việc phát triển vaccine khá là khó. Tôi hi vọng tương lai sẽ dễ dàng hơn, nhưng không ai có thể biết chính xác.

Đây là câu hỏi chưa có lời giải vào thời điểm này. Tôi có thể cung cấp thêm một số thông tin như sau.

Nhiều loại virus xâm nhập vào cơ thể người khiến cơ thể phản ứng nhưng không thể tiêu diệt được virus. Lớp màng bên ngoài của virus có thể rất mờ nhạt, hệ thống miễn dịch khó phát hiện và khó có thể ngăn cản virus. Vậy nên có thể cơ thể tạo ra nhiều kháng thể nhưng vẫn không thể cản được virus xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể.

Việc đó có ảnh hướng tới việc phát triển vaccine hay không?

Tiến sĩ Haseltine: Có, bởi lấy sai loại protein để tạo ra kháng thể tuy giúp tăng cường miễn dịch, nhưng nó sẽ không cản được virus. Chúng ta chưa biết liệu việc đó có xảy ra với vaccine chống COVID-19 hay không, nhưng có những thử nghiệm trước đây cho thấy việc tạo ra vaccine cho SARS không hề đơn giản như mọi người vẫn kì vọng.

Điều chế được vaccine cho virus corona không dễ dàng. Hiện tại, có thể tạo ra vaccine bằng những phương pháp truyền thống, nhưng tới nay chúng chưa có tác dụng hiệu quả trên những động vật được thí nghiệm.

Có một số cách khác để tạo ra vaccine. Một trong số đó là nuôi virus và tiêu diệt chúng. Đây là cách tạo ra vaccine chống bại liệt, và việc này khá đơn giản bởi vì virus bại liệt không có lớp màng bao bọc bên ngoài.

Tuy nhiên, virus corona lại có lớp màng. Vậy nên khi nuôi và tiêu diệt virus bại liệt, chúng ta có thể thu được vaccine ổn định, nhưng khó có thể áp dụng phương pháp này với virus corona.

Một cách nữa là tạo ra một protein tinh chế từ virus, sau đó thêm tá dược để hoàn thiện vaccine. Những phương pháp điều chế vaccine phức tạp khác cũng đang được áp dụng trên toàn thế giới.

Tính tới nay, chưa ai thành công trong việc tạo ra vaccine bảo vệ được động vật khỏi virus corona. Cũng chưa có cơ sở nào thử nghiệm vaccine virus corona trên người thành công.

Khoảng 1/3 những người bị cúm đều do virus corona gây ra. Do đó có thể thấy virus loại này hoạt động rất hiệu quả. Thông thường chúng không có tỉ lệ tử vong cao và hầu hết chỉ gây ra triệu chứng Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog nhẹ.

Virus không phải thế lực siêu nhiên: Tại sao phát triển vaccine chống COVID-19 lại khó đến vậy? - Ảnh 2.

Nhóm nhạc nam vừa debut đã đe doạ cả BTS: MV đạt hơn 120 triệu lượt xem chỉ sau 20 phút phát hành, đánh chiếm hàng lọt top trend trên Twitter

Một nhóm nhạc nam mới rất được trông chờ vừa có màn debut cho riêng mình và người hâm mộ dự đoán rằng họ sẽ "gây bão" trên toàn cầu. Đó chính là  BTS , một nhóm 7 thành viên có nhiều giấc mơ lớn và theo phong cách hiphop swag với "No More Dream" vào ngày 1/4/2020.

Người hâm mộ toàn cầu đang kỉ niệm ngày ra mắt của nhóm với loạt hashtag dẫn đầu Twitter thế giới như "NoMoreDreamIsHere", "NoMoreDreamOutNow", "DebutWithBTS", và "2013TilForeverWithBTS". Ngay khi ra mắt, MV này đã phá vỡ nhiều kỉ lục khác nhau của Kpop.

Nhóm nhạc nam vừa debut đã đe doạ cả BTS: MV đạt hơn 120 triệu lượt xem chỉ sau 20 phút phát hành, đánh chiếm hàng lọt top trend trên Twitter - Ảnh 1.

Loạt hashtag mừng BTS debut 1/4/2020...

Nhóm nhạc nam vừa debut đã đe doạ cả BTS: MV đạt hơn 120 triệu lượt xem chỉ sau 20 phút phát hành, đánh chiếm hàng lọt top trend trên Twitter - Ảnh 2.

... Được dân mạng trend đồng loạt và...

Nhóm nhạc nam vừa debut đã đe doạ cả BTS: MV đạt hơn 120 triệu lượt xem chỉ sau 20 phút phát hành, đánh chiếm hàng lọt top trend trên Twitter - Ảnh 3.

... MV "No More Dream" vừa ra mắt đã phá kỉ lục 127 triệu lượt xem trên YouTube trong chưa đầy 20 phút phát hành.

Nếu bạn vẫn chưa biết chuyện gì xảy ra thì xin chúc mừng đã "ăn cú lừa" trong ngày Cá tháng Tư nhé. Một cú lừa cũng xin là chỉ có thể đến từ Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog fandom toàn cầu.

Năm nay,  ARMY  đã quay ngược dòng thời gian đến thời điểm họ vẫn chưa là một ARMY - đó là khi BTS có thời gian ra mắt thật sự vào ngày 13/6/2013. Đây giống như một cách thức mới để ARMY "nhắc nhở" và quảng bá BTS đến với khán giả toàn cầu. Ai dễ bị lừa thì bị lừa còn ai không thích bị lừa thì... cứ bị lừa thôi. 

Cả năm mới có một ngày mà, vui xíu.

MV "No More Dream" – BTS

Nguồn tham khảo: KB

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Nghìn người dùng chung một toilet giữa Covid-19

Tình cảnh của anh rất thê thảm. Căn lán nhỏ lụp xụp ở khu ổ chuột Valmiki không có nước sinh hoạt hay toilet, gia đình thì sắp cạn kiệt thức ăn. Mahender không thể đi làm và không có thu nhập. Anh đang cố gắng tuân thủ lệnh phong toả 21 ngày của Thủ tướng Narenda Modi nhằm kiềm chế sự lây lan của nCoV. Quốc gia 1,3 tỷ dân hiện ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm, 27 ca tử vong.

"Cách biệt cộng đồng không chỉ là với người bệnh, mà còn là mọi người với nhau, trong đó có các bạn và thậm chí gia đình các bạn", ông Modi nói trong bài phát biểu tuần trước.

Điều đó phù hợp với tầng lớp trung và thượng lưu của Ấn Độ, những người có thể tránh dịch trong những căn hộ, đi dạo trong những khoảnh vườn của họ, thưởng thức các món từ những chiếc tủ trữ đầy đồ ăn và thậm chí làm việc ở nhà với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên, sự hỗn loạn xảy ra khắp Ấn Độ những ngày gần đây cho thấy rằng với 74 triệu người, tương đương 1/6 dân số, đang sống bấp bênh trong những khu ổ chuột, cách biệt cộng đồng là điều không thể.

"Lối đi quá hẹp đến mức khi đi qua nhau, chúng tôi không thể không chạm vào vai người kia", Mahender nói. "Tất cả chúng tôi dùng chung một toilet ngoài trời và có 20 gia đình sống ngay gần căn nhà nhỏ của tôi. Chúng tôi thực sự đang sống cùng nhau. Nếu một người ngã bệnh, tất cả cũng sẽ ngã bệnh theo".

Người dân ở một khu ổ chuột Mumbai, hầu hết không có khẩu trang, cho hay họ sẽ chết đói vì không thể đi làm, chứ không phải chết vì nCoV. Ảnh: AFP

Người dân ở một khu ổ chuột Mumbai, hầu hết không có khẩu trang, cho hay họ sẽ chết đói vì không thể đi làm, chứ không phải chết vì nCoV. Ảnh: AFP

Ít nhất một người ở một khu ổ chuột Mumbai đã dương tính với nCoV. Lo lắng về dịch bệnh, hàng nghìn lao động nhập cư đã rời khỏi những khu ổ chuột về vùng nông thôn bằng xe buýt, thậm chí đi bộ, làm dấy lên lo ngại họ sẽ đưa virus về quê nhà.

Trong một bài phát biểu hôm qua, nhận thức được tình cảnh hỗn loạn do lệnh phong toả gây ra với người nghèo, ông Modi đã cầu xin tha thứ . Tuy nhiên, ông cũng mong mọi người hãy thông cảm bởi không còn lựa chọn nào khác.

Nước là một trong những lý do lớn nhất khiến người nghèo Ấn Độ rời khỏi nhà mỗi ngày. Sia, một thợ xây nhập cư ở Gurugram, gần New Delhi, thức dậy lúc 5h sáng và chống lại lời kêu gọi của thủ tướng ở yên trong nhà. Lý do là cô cần phải đi bộ 100 mét đến một bể nước phục vụ cho khu ổ chuột gồm 70 thợ xây nhập cư.

Sia không phải là người duy nhất. Hầu hết phụ nữ ở đây đều tắm giặt cùng nhau hàng sáng và đi lấy nước dùng cho cả ngày. Không có vòi hoa sen hay phòng tắm trong nhà, bể chung này là nguồn nước duy nhất của họ.

Uỷ ban Vệ sinh của chính phủ Ấn Độ, cơ quan được thành lập năm 2014 nhằm cải thiện hạ tầng và dẹp bỏ các nhà tiêu ngoài trời, tuyên bố 100% hộ gia đình đã được tiếp cận toilet. Tuy nhiên, Puneet Srivastava, quản lý chính sách tại tổ chức phi chính phủ Hỗ trợ Nước sạch Ấn Độ, cho hay trọng tâm của uỷ ban trên chỉ là xây dựng toilet trong các hộ gia đình và chưa bao hàm một lượng lớn khu ổ chuột.

Ví dụ, tại khu Dharavi ở Mumbai, chỉ có một toilet trên 1.440 dân cư và 78% toilet cộng đồng ở các khu ổ chuột của Mumbai thiếu bể nước, theo khảo sát năm 2019 của Tập đoàn Quản lý Đô thị Mumbai.

Hôm qua, Bộ trưởng Nhà ở và Các vấn đề Đô thị Ấn Độ cho hay trên toàn Ấn Độ đều có toilet và mọi người có thể dùng chung. Tuy nhiên, Sania Ashraf, một nhà dịch tễ học, cho rằng trong bối cảnh đại dịch, việc dùng chung toilet có thể gây nguy cơ nhiễm bệnh nếu không vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, hệ thống thông gió kém cũng góp phần làm lây lan virus. Điều này đặc biệt gây lo ngại khi có bằng chứng cho thấy bệnh nhân phát tán virus thông qua phân, dẫn tới nguy cơ lây nhiễm trong các toilet chung và những nơi vẫn dùng nhà tiêu ngoài trời.

Lý do tiếp theo khiến những người sống trong các khu ổ chuột không thể tự cách ly đơn giản là họ cần phải đi làm . Thu nhập của các lao động nhập cư thường chỉ đủ ăn, khoảng gần 140 đến 450 rupee/ngày (1,8 - 6 USD), theo Tổ chức Lao động Quốc tế. Ngày nào không đi làm thì họ không có thu nhập. Điều này không chỉ xảy ra sau lệnh phong toả mà đã bắt đầu trong khoảng 20 ngày qua.

"Các chuỗi cung ứng hàng hoá đóng cửa. Nhân công mất việc làm. Họ không có tiền mua nhu yếu phẩm. Và không Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog giống như người giàu, họ không đủ tiền để tích trữ đồ. Họ chỉ mua đồ đủ dùng trong ngày nhưng bây giờ các siêu thị đều hết hàng", nhà kinh tế học Arun Kumar cho hay.

Người lao động rời thành phố, đi bộ về quê dọc một đường cao tốc Ấn Độ. Ảnh: AFP

Người lao động rời thành phố, đi bộ về quê dọc một đường cao tốc Ấn Độ. Ảnh: AFP

Sonia Manikraj, một giáo viên 21 tuổi sống ở khu ổ chuột Dharavi cho hay cô phải ra ngoài để mua thực phẩm và vì các tiệm tạp hoá chỉ mở cửa từ 11h đến 15h, đường sá thì khá chật hẹp nên lúc nào cũng đông đúc.

Vì thế, người lao động đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan: đi làm và bị nhiễm bệnh, hoặc ở nhà và chết đói. Có những người không có lựa chọn. Ví dụ những công nhân vệ sinh được xem là làm công việc thiết yếu nên được loại trừ khỏi lệnh hạn chế đi lại.

"Họ được yêu cầu đi làm hàng ngày. Một số người thậm chí thu thập rác thải trong bệnh viện, sau đó về nhà và sống trong những khu ổ chuột đông đúc", Milind Ranade, người sáng lập Kachra Vahatuk Shramik Sangh, một tổ chức ở Mumbai về vấn đề lao động, cho hay. "Họ không có bất kỳ thiết bị bảo hộ nào như găng tay hay khẩu trang, cũng không có chiến dịch nâng cao nhận thức nào để dạy cho họ về những nguy hiểm của việc lây truyền nCoV. Điều gì sẽ xảy ra khi họ mắc bệnh?".

Gói kích thích kinh tế trị giá 22,5 tỷ USD của chính phủ Ấn Độ bao gồm bảo hiểm y tế trị giá 5 triệu rupee/người (66.500 USD) ở tuyến đầu như y bác sĩ, nhân viên y tế, và cả công nhân vệ sinh ở các bệnh viện công. Tuy nhiên, những người sống quanh họ và có nguy cơ lây bệnh từ họ không được tính đến.

Nhà kinh tế học Kumar cho hay việc xét nghiệm nCoV trên diện rộng sẽ mang lại hiệu quả. Đến ngày 29/3, Ấn Độ đã tiến hành gần 35.000 xét nghiệm, tương đương tỷ lệ 19 xét nghiệm trên mỗi triệu dân. Chi phí xét nghiệm tại bệnh viện tư hay phòng thí nghiệm ở Ấn Độ là 4.500 rupee (60 USD), trong khi việc xét nghiệm miễn phí ở các bệnh viện công rất hạn chế.

Mahender là nhân viên vệ sinh của một khu chung cư ở Mumbai, kiếm 5.000 rupee/tháng (66 USD) để nuôi vợ, 3 con và người bố 78 tuổi. Nếu cần chăm sóc y tế, anh không phải là đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm thuộc gói kích thích kinh tế của chính phủ.

"Điện thoại của tôi reo liên hồi và cư dân trong toà nhà mà tôi dọn vệ sinh đang gọi tôi quay lại làm việc", anh kể. "Nhưng tôi không có khẩu trang hay găng tay, thậm chí không có xà bông để rửa tay trước khi ăn. Tôi biết nếu hôm nay không đi làm, họ sẽ thuê người khác".

Cuối tuần qua, hàng chục nghìn người trong số 45 triệu lao động nhập cư Ấn Độ bắt đầu những chuyến đi dài xuôi ngược về các làng quê. Do hệ thống đường sắt Ấn Độ đang tạm thời dừng hoạt động, nhiều người không có lựa chọn nào khác là đi bộ hàng trăm km về nhà. Họ có rất ít lý do để ở lại. Hầu hết đã mất việc làm ở thành phố do lệnh phong toả và các khu ổ chuột có nguy cơ lây lan virus.

Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Bền vững tuần trước cảnh báo tỷ lệ mắc Covid-19 trên toàn cầu là 2-3%, nhưng tại các khu ổ chuột Ấn Độ, tỷ lệ có thể cao hơn 20% do điều kiện sinh sống đông đúc.

Hàng nghìn lao động nhập cư chờ lên xe buýt về quê sau lệnh phong toả ở ngoại ô New Delhi hôm 28/3. Ảnh: AFP

Hàng nghìn lao động nhập cư chờ lên xe buýt về quê sau lệnh phong toả ở ngoại ô New Delhi hôm 28/3. Ảnh: AFP

Hôm 28/3, chính quyền các bang Uttar Pradesh, Bihar và Haryana đã bố trí hàng trăm xe buýt chở người dân về quê, gây ra cảnh tượng hỗn loạn khi hàng nghìn người đổ đến các bến, tìm cách chen chân lên xe buýt.

Tuy nhiên, hôm qua, Thủ tướng Modi đã yêu cầu tất cả các bang phong toả biên giới để ngăn chặn lây lan virus về vùng nông thôn. Giới chức đang nỗ lực truy tìm hàng triệu lao động nhập cư đã quay về những ngôi làng nhỏ khắp cả nước để yêu cầu họ cách ly trong 14 ngày.

Sia, người sống ở công trường xây dựng tại Gurugram, không bắt được xe. Cô không có nhiều lựa chọn để thoát khỏi khu ổ chuột giữa dịch bệnh.

"Từ khi mất việc, tôi đã không có thu nhập 20 ngày rồi. Tôi được trả 5 USD/ngày, chút tiền đủ để tôi nuôi sống gia đình", Sia nói. "Khi mọi thứ đóng cửa, tôi tin chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài sống trong nghèo đói và sự bẩn thỉu ở thành phố này".

Anh Ngọc (Theo CNN )

Năm cách nuôi dạy trẻ hướng ngoại

1. Phát triển Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog tương tác xã hội

Nếu muốn con hướng ngoại, cha mẹ cần tạo điều kiện để con tham gia nhiều tương tác xã hội, được vui chơi, trò chuyện cùng những đứa trẻ khác. Các chuyên gia tâm lý về trẻ em khuyên phụ huynh nên cho con tham gia hoạt động có cấu trúc (được lên kế hoạch bởi người lớn) hoặc hoạt động phi cấu trúc (hoạt động tự do, thường do trẻ làm chủ).

Trong hoạt động phi cấu trúc, trẻ có thể đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, học cách quản lý nhóm. Ngược lại, tham gia hoạt động có cấu trúc, trẻ sẽ khó nghe theo hướng dẫn của người khác nhưng đây là cách giúp các em hiểu rằng quy tắc là một phần của cuộc sống. Dù có khả năng lãnh đạo, các em cũng phải làm theo những quy tắc duy trì trật tự nhất định.

Ngoài ra, phụ huynh nên cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể dục để giải tỏa năng lượng. Sân chơi, trung tâm thể thao, câu lạc bộ tại trường học có thể là những khu vực giải trí an toàn, lành mạnh.

2. Trau dồi kỹ năng xã hội

Những đứa trẻ hướng ngoại có thể rất thân thiện với mọi người xung quanh. Bằng chứng là chúng xung phong được giới thiệu bản thân hoặc nhận trách nhiệm lãnh đạo nhóm nhưng có thể thiếu kỹ năng học tập xã hội vì mải nghĩ về bản thân. Trẻ có thể tỏ ra hung dữ, khó chịu khi thấy bạn hướng nội không phản ứng với hoạt động nhóm.

Một trong những vai trò của phụ huynh là hướng dẫn con về sự sẻ chia, đồng cảm với người khác, hiểu cách hành vi của chúng tác động đến người khác. Chẳng hạn, con kêu gọi bạn bè tẩy chay một người bạn khác, bạn phải can thiệp ngay lập tức và giúp con nhận ra giá trị của tình bạn, tinh thần đoàn kết. Dù con bạn nhận được nhiều sự chú ý nhất trong nhóm, hãy luôn dạy rằng: "Chia sẻ thể hiện sự quan tâm lẫn nhau. Con hãy giúp đỡ, để ý đến những bạn khác trong nhóm".

Ảnh: Istock.

Ảnh: Istock.

3. Công nhận điểm mạnh của trẻ

Trẻ hướng ngoại có sự tự tin cao hơn những đứa em khác, đây là một trong những ưu điểm. Nếu chứng kiến sự mạnh mẽ của con, bạn đừng ngại khen ngợi để duy trì động lực nhưng không để các em nảy sinh thói tự kiêu.

4. Tôn trọng sự khác biệt

Không chỉ công nhận ưu điểm của trẻ, cha mẹ hãy dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt của bạn bè xung quanh. Ví dụ, trong nhóm có những em tính cách hướng nội, thường tỏ ra rụt rè, ít nói. Những đứa trẻ hướng ngoại cho rằng bạn hướng nội là người không thân thiện nên xa lánh hoặc phớt lờ. Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng và bao dung với người khác.

Dù trẻ thích chơi với những người có tính cách hướng ngoại như mình, bạn hãy khuyến khích con làm quen, mở lòng với những bạn hướng nội.

Mục tiêu của việc này không phải để chứng minh con bạn là người giỏi hòa đồng mà khiến con tôn trọng sự khác biệt trong tính cách của mọi người. Tất cả trẻ em lớn lên và phát triển các kỹ năng xã hội bằng cách tương tác, học hỏi và thừa nhận những tính cách khác nhau.

5. An toàn là ưu tiên hàng đầu

Trẻ em được dạy phải giữ an toàn cho bản thân nhưng trẻ hướng ngoại thường có xu hướng "thu hút" sự nguy hiểm vì bản tính thích khám phá và không ngại dấn thân. Những đứa trẻ hướng ngoại luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè và người khác có thể coi đây là điểm yếu để lợi dụng trẻ làm việc nguy hiểm thay cho mình như bắt nạt bạn bè, chơi trò mạo hiểm. Ngoài ra, vì tính cách thân thiện, hòa đồng, các em có thể kết giao với những người bạn xấu hoặc người lạ.

Là cha mẹ của trẻ hướng ngoại, bạn nên chú ý đến ranh giới giữa an toàn và phát huy tính cách. Hướng dẫn con cách đánh giá hoặc chọn bạn bè để chơi, cảnh giác trước nguy hiểm và cân nhắc khi tham gia hoạt động nguy hiểm.

Tú Anh (Theo She Knows )

Chính phủ sẽ công bố dịch trên toàn quốc

Chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19 chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đây là thời điểm có tính chất quyết định cục diện cuộc chiến chống Covid-19, do vậy chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng phải tập trung cao độ cho việc này.

Ngành y tế phối hợp chặt chẽ với TP Hà Nội và cơ quan chức năng "tranh thủ từng phút, từng giờ, rà soát khoanh vùng những trường hợp nguy cơ lây nhiễm ở ổ Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog dịch bệnh viện Bạch Mai và công ty cung cấp dịch vụ".

Chính phủ chưa tính đến phong tỏa Hà Nội hay TP HCM như nhiều nước đã làm ở các thành phố lớn, nhưng mọi người dân phải ở trong nhà, không ra đường nếu không có việc thực sự cần thiết, để hạn chế lây lan dịch bệnh.

"Chúng ta không được chủ quan, không được lơ là vì đã đưa ra nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng trên đường phố, bãi biển vẫn còn nhiều người; một số nơi chưa thực hiện nghiêm yêu cầu về số người tụ tập (không tập trung trên 20 người)", Thủ tướng nói và lưu ý, cách biệt xã hội là cần thiết để ngăn chặn hiệu quả việc lây lan ra cộng đồng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ, chiều 30/3. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ, chiều 30/3. Ảnh: VGP

Ông yêu cầu cơ quan chức năng cơ bản dừng vận chuyển công cộng, hạn chế tối đa phương tiện cá nhân. Bộ Quốc phòng chỉ đạo việc tách riêng khu cách ly cũ và mới để tránh lây nhiễm chéo giữa người cũ và người mới vào cơ sở tập trung.

Lãnh đạo Chính phủ nhất trí cho phép bệnh viện Bạch Mai tiếp tục nhận điều trị bệnh nhân nặng cấp cứu, không để bệnh nhân tử vong vì không được cấp cứu. Tuy nhiên, bệnh viện phải tổ chức khám chữa bệnh chặt chẽ trên cơ sở bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và bệnh nhân.

Với các bệnh viện trong toàn hệ thống, Bộ Y tế nên có quy định phù hợp để tránh trường hợp một cá nhân nhiễm nCoV đi khám mà ảnh hưởng đến toàn bộ bệnh viện.

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (huyện Đông Anh, Hà Nội) đang điều trị 46 bệnh nhân Covid-19, ngày 25/3. Ảnh: Ngọc Thành

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (huyện Đông Anh, Hà Nội) thăm khám bệnh nhân nhiễm nCoV, ngày 25/3. Ảnh: Ngọc Thành

Về an sinh xã hội cho người dân, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ bàn vấn đề này vào ngày 1/4, trước hết là có chính sách cụ thể đối với người thu nhập quá thấp, trên tinh thần ngân sách Trung ương và địa phương cố gắng hỗ trợ.

Lúc này, các đơn vị liên quan phải bảo đảm nguồn cung hàng hóa, lương thực thiết yếu, bảo đảm giá cả phù hợp, chất lượng, không để người dân quá khó khăn.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng được giao chỉ đạo vấn đề hợp tác sản xuất máy thở.

Thủ tướng cũng nhất trí với đề xuất của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh nCoV.

Trước đó ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) tại Việt Nam. Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người. Tuy nhiên, lúc này cả nước chỉ có 6 người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa. Lần này Thủ tướng đồng ý công bố dịch trên toàn quốc.

Tính đến 18h chiều 30/3, Việt Nam ghi nhận 203 ca bệnh, trong đó 55 người đã khỏi bệnh, số còn lại đang được điều trị tại cơ sở y tế, đa số sức khỏe ổn định.

Theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Luật này quy định một cấp độ cao hơn là ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch. Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Đội phản ứng nhanh chống dịch

Người gọi là một phụ nữ 27 tuổi, sốt, khó thở hai hôm nay. Trước đó cô chăm bố ốm tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai.

"Người này vừa có dấu hiệu lâm sàng, vừa có dịch tễ. Chúng tôi xử lý như một ca nghi nhiễm nCoV", bác sĩ Hồng, 30 tuổi, phó khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, nói.

Hơn chục phút sau, xe dừng trước một toà chung cư ở phường Trung Hoà. Toàn "đội cực nhanh" trong trang phục bảo hộ kín mít hối hả xuống xe và tiếp cận căn hộ có người nghi nhiễm. Chọn chỗ ngồi chéo với bệnh nhân, bác sĩ Hồng trấn an: "Chị cứ bình tĩnh, không cần quá lo lắng vì không phải cứ tiếp xúc với bệnh nhân là lây nhiễm". Cô dần bình tĩnh, sau một tiếng thì xâu chuỗi được đầy đủ lịch trình "đã đi đâu, làm gì, gặp những ai".

Khép phiếu điều tra dịch tễ kín hai mặt giấy, bác sĩ Hồng nhìn sang những đồng nghiệp, gật đầu. Bước tiếp theo là của kỹ thuật viên xét nghiệm Nguyễn Hải Linh với nhiệm vụ lấy dịch hầu họng của người nghi nhiễm trước khi chuyển người này ra xe đến bệnh viện đa khoa Đống Đa.

Cán bộ xử lý môi trường Lưu Danh Nhẫn phun khử trùng khắp căn hộ hơn 60 m2, mọi vật dụng trong nhà và khu vực ngoại cảnh. Chỉ có tiếng va chạm đồ đạc, ít khi có tiếng nói. Khi công việc kết thúc, cả đội mới rút quân. Sau lưng họ là khu chung cư im lìm, lúc 2 giờ sáng ngày 27/3.

Hồng, Nhẫn, Linh là 3 thành viên chủ lực trong đội phản ứng nhanh của Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, ngoài ra còn có thành viên làm nhiệm vụ hậu cần và lái xe. Toàn thành phố Hà Nội có 65 đội phản ứng nhanh, trong đó quận Cầu Giấy có hai đội với tổng số trên 20 thành viên.

Bác sĩ Hồng (quần áo bảo hộ), kỹ thuật viên Hải Linh áo blouse tác nghiệp tại chung cư Tràng An, đêm 7/3. Ảnh: Danh Nhẫn.

Bác sĩ Hồng (quần áo bảo hộ), kỹ thuật viên Hải Linh áo blouse tác nghiệp tại chung cư Tràng An, đêm 27/3. Ảnh: Danh Nhẫn.

Năm năm công tác tại Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, bác sĩ Hồng nắm rõ địa bàn 8 phường, 285.000 dân này còn hơn cả con xóm nhỏ quê Thái Bình của mình. Cầu Giấy là địa bàn tập trung nhiều trường đại học lớn, mật độ dân cư cao và tập trung rất đông người thuê trọ - một trong các lý do khiến cuộc chiến chống Covid-19 tại đây căng thẳng.

"Phát súng đầu tiên" báo hiệu trận chiến của đội phản ứng nhanh Cầu Giấy nổ từ mùng 4 Tết, khi có một nghiên cứu sinh trở về từ Vũ Hán có biểu hiện nghi nhiễm bệnh. Từ 3h chiều, bác sĩ Hồng cùng đồng nghiệp đến nơi ở của bệnh nhân trên đường Trần Quý Kiên khai thác dịch tễ, lập danh sách những người tiếp xúc gần để cách ly, phun khử trùng. Đội hoàn tất các công việc khi đồng hồ đã sang ngày mùng 5 Tết.

Kể từ lúc đó anh bị cuốn vào cuộc chiến "chống dịch như chống giặc". Trong tháng 2, đội rà soát những công dân trở về từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Sang đầu tháng 3, khi có bệnh nhân dương tính đầu tiên ở Hà Nội, đội lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tất các những người từ nước ngoài về. Từ 26/3, đội nhận thêm nhiệm vụ mới là rà soát, lấy mẫu, cách ly tất cả các bệnh nhân điều trị nội ngoại trú và những người ra vào Bệnh viện Bạch Mai.

"Thời gian trước chúng ta chủ yếu chống dịch từ bên ngoài. Giai đoạn này khó khăn hơn vì đã có ổ dịch từ bên trong", bác sĩ Hồng nói.

Sau giấc ngủ chỉ dài 3 tiếng, sáng sớm 27/3 anh Hồng cùng đội đã có mặt ở Nhà sinh hoạt tổ 30 phường Trung Hoà lấy mẫu dịch tễ. Hơn 1h chiều cả đội mới ăn bữa trưa, ngay sau đó lại tiếp tục công việc tới 8h tối. Lịch trình này vẫn "căng" vào hai ngày cuối tuần qua. Đến nay hai đội đã sàng lọc được 55 trường hợp từng khám chữa bệnh và 310 người qua lại Bệnh viện Bạch Mai.

Nhà ở Ngã Tư Sở, chỉ cách 15 phút chạy xe, nhưng từ 6/3 bác sĩ Hồng cắm chốt tại cơ quan trực chiến. Anh đã quen với việc sang chiều mới ăn trưa, sang ngày hôm sau mới ăn cơm tối. Triền miên là những đêm chỉ ngủ được từ 3 đến 6 tiếng. "Mệt nhưng cũng không ngủ được. Lo lắng nên trong lòng cứ bồn chồn, không yên tâm", anh bộc bạch.

Đặt lưng xuống là anh nghĩ đến những người hôm nay tiếp xúc, lo kết quả của họ ngày mai. Nên ngay khi có kết quả xét nghiệm dù đêm muộn thế nào anh cũng báo cho bệnh nhân. Hồng nhớ một bác soát vé ở một điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô từng tiếp xúc với bệnh nhân người Anh dương tính, đi chuyến bay VN54 hồi đầu tháng 3. Thời điểm phát hiện đã gần một tuần kể từ ngày tiếp xúc và trong thời gian này bác soát vé đã gặp gỡ cả trăm người. Bệnh nhân hoảng sợ không nhớ được lịch trình. Bác sĩ Hồng vừa phải động viên, trấn an, vừa khai thác thông tin, sau 2 ngày mới truy hết được các "F".

Thời khắc nhận kết quả âm tính của người này, trong đầu nam bác sĩ như "có pháo hoa nở". Cuộc gọi được kết nối ngay trong đêm. "Bác ấy cảm ơn rối rít, nhưng thực ra tôi mới phải nói lời cảm ơn. Nhờ kết quả những người âm tính như bác ấy mà tôi thấy được tiếp thêm sức mạnh", anh chia sẻ.

Bác sĩ Hồng gọi điện cho người vợ mới cưới cảm ơn vì giỏ hoa quả vợ gửi shipper mang đến trong tối 17/3. Ảnh: Phan Dương.

Bác sĩ Hồng gọi điện cho vợ cảm ơn vì giỏ hoa quả gửi shipper mang đến trong tối 17/3 và cho biết sẽ không về nhà trong 2 tuần tới. "Anh muốn dành toàn lực cho cuộc chiến", Hồng nói với người vợ mới cưới. Ảnh: Phan Dương.

Cởi bỏ bộ đồ bảo hộ, đôi mắt kỹ thuật viên Nguyễn Hải Linh, 28 tuổi trũng sâu, chiếc áo blouse trắng ướt sũng vì mồ hôi. Trời hôm 27/3 nắng và oi, Linh lấy mẫu xét nghiệm của những người từ nước ngoài về và người liên quan Bệnh viện Bạch Mai suốt 12 tiếng, chỉ có một tiếng nghỉ trưa.

Phải đứng thời gian dài trong bộ bảo hộ kín và không được uống nước nên gần cuối giờ làm việc đôi chân anh như muốn rã ra. Nhưng cảm giác này vẫn chưa là gì với cơn đau nhức ở vành tai và vùng mắt vì kính và khẩu trang thít chặt. Mỗi lúc nằm xuống cả vùng da đầu đau buốt.

"Vì thiếu không khí và mất nước nên lúc cởi bỏ khẩu trang trông mặt ai cũng ỉu xìu như đang buồn lắm", chàng kỹ thuật viên trẻ phân trần. Mươi phút sau khi uống cạn chai nước 500 ml, rồi ngửa mặt hít một hơi dài, anh dần tươi tỉnh.

Trong đội phản ứng nhanh chống dịch, Linh làm công đoạn lấy mẫu bệnh phẩm - việc được cho là nguy cơ lây nhiễm cao nhất bởi khoảng cách tới người nghi nhiễm chỉ hơn một gang tay. Thao tác lấy dịch mũi, họng cũng dễ khiến người bệnh bị kích thích ho, hắt hơi. Vài ngày nay, Linh đã lấy từ 40-50 mẫu xét nghiệm mỗi ngày.

"Thủ thuật an toàn nhất là đứng chéo với người bệnh. Lấy dịch họng trước, sau đó bệnh nhân đeo khẩu trang che miệng để lấy dịch mũi. Như vậy dù có ho thì nguy cơ cũng giảm", người kỹ thuật viên 5 năm trong nghề chia sẻ.

Linh là em út trong đội nên được ưu ái hơn một chút nhưng từ 6/3, chàng trai này cũng dọn đến ở tại cơ quan để cùng các đồng nghiệp lên đường bất kể giờ nào. "Có những hôm hết việc lúc nửa đêm, các anh em thay nhau vào phòng tắm, úp mỳ tôm ăn, mệt quá mà ngủ say quên trời đất", Linh kể.

Nhà Linh cách Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog cơ quan 2 km, có bố mẹ, em gái và bà nội. Hai hôm nay, trong những cuộc gọi về anh động viên bố mình, một tài xế taxi, tranh thủ thời gian Hà Nội hạn chế các phương tiện công cộng, để nghỉ ngơi.

Bác sĩ Nguyễn Hải Linh mệt mỏi sau một ngày làm việc lấy hơn 40 mẫu bệnh phẩm. Anh ở tại cơ quan để trực từ 6/3, dù nhà cách đây 2 km. Ảnh: Phan Dương.

Kỹ thuật viên Nguyễn Hải Linh sau một ngày làm việc lấy hơn 40 mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Phan Dương.

Hơn 10 năm công tác tại Trung tâm y tế quận Cầu Giấy với nhiều vai trò cùng lúc như thư ký hoạt động tiêm chủng và giám sát chuyên môn nên công việc của anh Lưu Danh Nhẫn chỉ chỉ gói gọn trong giờ hành chính. Nhưng hơn hai tháng có dịch, hiếm khi anh được đi ngủ trước nửa đêm, thời gian làm việc lên đến 12, 14 giờ/ngày và không có ngày cuối tuần.

Giai đoạn căng thẳng nhất là từ chiều tối 6/3, Hà Nội xuất hiện ca dương tính đầu tiên. Nhẫn và các thành viên đội phản ứng nhanh vẽ bản đồ dịch tễ quanh trường hợp bệnh nhân 17. Anh dẫn đầu một đội đến ngõ 22 Phạm Thận Duật và chung cư Tràng An - nơi tài xế của bệnh nhân số 17 từng đến, khai thác dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, chuyển 3 "F1" đi ra cách ly, đồng thời hướng dẫn cách ly tại nhà cho 56 "F2".

"Lúc tôi đặt lưng xuống giường đã là 4h kém 5. Tâm trạng hôm đó rất buồn vì nghĩ Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đã kiểm soát rất tốt, không thể ngờ dịch lại đến từ chuyến bay đó", anh nhớ lại.

6 ngày sau, dịch về gần hơn nữa khi ghi nhận ca dương tính số 39, sống trên địa bàn Cầu Giấy. Đội của Nhẫn mất 12 tiếng mới điều tra được tổng quát dịch tễ của bệnh nhân này và các F1, F2. Hơn 9h đêm, anh tiếp tục cùng đội phòng chống dịch phun khử trùng 1.200 m2 toà chung cư mini nơi bệnh nhân này thuê trọ. Công việc cuốn anh vào đến mức "không còn thời gian để mà lo lắng nữa".

Ngoài nhiệm vụ chống dịch Nhẫn còn nhận thêm nhiệm vụ giải đáp thắc mắc của người dân, thậm chí thuyết phục người nghi nhiễm đi cách ly. Anh kể, có bệnh nhân F1 38 tuổi ở Mai Dịch khi đã vào bệnh viện vẫn tiếp tục gọi điện "tâm sự" về những lo lắng trong này. Anh lắng nghe, thi thoảng giải thích cho chị hiểu các quy định hay khó khăn của bác sĩ làm nhiệm vụ. Cuối cùng chị nói: "Cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian nói chuyện để tôi hiểu hơn trách nhiệm công dân của mình".

Đến hiện tại, Cầu Giấy ghi nhận ca dương tính số 6, trong tổng số 85 ca nhiễm của Hà Nội. Trong những cuộc điện thoại của người dân gọi đến, anh Nhẫn thường nói thêm một câu: Hai tuần tới là thời gian quý báu, mỗi người dân hãy là một chiến sĩ chống dịch.

Những "người lính" trong đội phản ứng nhanh như Nhẫn, Hồng, Linh... tin Hà Nội sẽ kiểm soát được dịch.

Phan Dương